Sau bữa cơm trưa qua,ôngnhânngừngviệtóc bết công nhân đồng loạt rời công ty ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu. Trong bản kiến nghị tập thể gửi lãnh đạo doanh nghiệp, công nhân đưa ra 8 đề xuất gồm: Tăng lương cơ bản; điều chỉnh mức khoán sản lượng; yêu cầu cán bộ thực hiện đúng chuẩn mực giao tiếp; không đi họp quá nhiều; thưởng tháng 13 theo thời gian làm việc thực tế, không khấu trừ nghỉ phép; công nhân mang thai tháng thứ 7 được về sớm một tiếng...
Một nữ công nhân cho biết làm việc tại Viet Glory hai năm nay, trước đây cả tăng ca thu nhập 7 triệu đồng một tháng. Hơn một năm nay, do đơn hàng khó khăn nên không tăng ca, lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng.
Theo chị, lương cơ bản công ty trả 4.130.000 đồng một tháng, mức này khá thấp so với mặt bằng chung, muốn tăng thêm 300.000 đồng. Sản lượng hiện cũng áp cao, một dây chuyền 40-45 người, mỗi ngày bị khoán 1.000 sản phẩm liên quan giày da, nếu đạt thì hôm sau bị đẩy lên cao hơn.
"Lương thấp nhưng lại áp sản lượng tăng theo ngày nên chúng tôi rất áp lực. Ngoài ra, công ty bắt công nhân họp nhiều, nhưng không tính vào thời gian chính mà bắt bù thêm. Nếu ai ý kiến thì cán bộ quản lý lại nói nặng lời", chị nói.
Trong văn bản trả lời kiến nghị của công nhân, Viet Glory giải quyết 2/8 đề xuất. Cụ thể, công ty sẽ tuân thủ quy định pháp luật để có phụ cấp cho những công nhân làm trong môi trường độc hại nặng nhọc. Người lao động sẽ được hưởng lương tháng 13 theo quy định phúc lợi của doanh nghiệp.
Với những đề xuất còn lại, Viet Glory cho rằng đã giải quyết và sửa đổi. Về tăng lương, công ty nói lương tối thiểu vùng III Diễn Châu là 3.640.000 đồng, mức lương hiện tại 4.130.200 đồng, phù hợp với quy định pháp luật. Hiện tại đơn hàng ít, công ty không thể điều chỉnh.
Doanh nghiệp sẽ bố trí lại thời gian họp cho phù hợp với tình hình sản xuất, nếu có lịch họp ngoài giờ sẽ tính tăng ca theo quy định. Việc áp dụng tăng mức thưởng sản lượng từ ngày 1/10 để tăng thu nhập cho người lao động, phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại. Đề xuất công nhân mang thai tháng thứ 7 được về sớm một tiếng không được thông qua vì đang thực hiện đúng quy định.
Do chưa tìm được tiếng nói chung với doanh nghiệp nên hôm nay công nhân tiếp tục ngừng việc. Ông Hà Huy Đồng, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Diễn Châu, cho biết chính quyền, công đoàn đang làm việc với công ty để tìm cách tháo gỡ. Quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cần bảo vệ, nhưng cũng cần xem xét hài hòa các ý kiến để doanh nghiệp phát triển.
Công ty TNHH Viet Glory chuyên sản xuất giày da xuất khẩu, hoạt động từ năm 2019, 100% vốn nước ngoài, hiện có hơn 6.000 lao động. Năm 2021-2022, hàng nghìn công nhân hai lần ngừng việc tập thể vào đầu năm và quay lại làm việc sau khi được giải quyết một số kiến nghị.